0339.337.337

eGuru

chứng khoán tương lai mỹ

Chứng Khoán Tương Lai Mỹ

Chứng khoán tương lai Mỹ được hiểu chính xác đó là hợp đồng tương lai của chỉ số (chứng khoán) Dow Jones . TÌm hiểu về quá trình thành lập, cơ chế hoạt động và cách kiếm lời

Chứng khoán là gì?

Khái niệm về chứng khoán

Chứng khoán là một bằng chứng tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các hình thức khác. 

Các loại chứng khoán phổ biến

Chứng khoán vốn: cổ phiếu, chứng chỉ do quỹ phát hành xác nhận phần vốn góp của người mua, tức là quyền sở hữu một phần của công ty hoặc một phần của quỹ tín thác. Giá trị cổ phiếu được đặc trưng bởi việc chia sẻ lợi nhuận tương ứng với lợi nhuận của công ty. hoặc quỹ.

Trái phiếu: là một giấy xác nhận có nợ cho người mua của một công ty hoặc chính phủ nếu nó là trái phiếu chính phủ. Thông thường, người mua trái phiếu được hưởng lợi từ lãi suất cố định và nhận được một phần tiền gốc khi đáo hạn.

Chứng khoán phái sinh: như là chứng quyền, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại chứng khoán mà giá của nó sẽ phụ thuộc vào giá trị của một loại tài sản cơ sở khác như là chỉ số VN-Index cổ phiếu, tăng giảm hàng hóa, vàng, dầu, kim loại hay là lãi suất. Chúng thường có kỳ hạn và sẽ hết giá trị khi hết hạn, đây là đặc điểm khác hoàn toàn với cổ phiếu.

Hợp đồng chỉ số chứng khoán tương lai Mỹ là gì?

Chứng khoán tương lai Mỹ được hiểu chính xác đó là hợp đồng tương lai của chỉ số (chứng khoán) Dow Jones  

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) được sử dụng rộng rãi như là chỉ số tham chiếu 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường Mỹ hay nói cách khác thì chỉ số này đại diện cho “sức khỏe” tổng thể nền kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, những thay đổi lớn về giá trị của Chỉ số Dow Jones sẽ có tác động lớn đến tâm lý của hầu hết các nhà đầu tư trên thế giới, dẫn đến xu hướng hành động chung trong đầu tư của họ trên thị trường tài chính. 

Quá trình thành lập của chứng khoán Mỹ

Quá trình thành lập Chứng khoán Mỹ

Thời điểm đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ là ngày 17 tháng 5 năm 1792, khi một số nhà môi giới chứng khoán họp nhóm cùng nhau và đưa ra thỏa thuận chung dưới gốc cây ngô ở 68 phố Uon (được gọi là Hiệp ước cây ngô đồng), và vào năm 1800 chứng kiến ​​sự ra đời của của sở giao dịch chứng khoán đầu tiên, sau đó là một loạt sở giao dịch chứng khoán được thành lập trên khắp nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán Mỹ còn có tên gọi khác là thị trường phố Wall – Nơi tập trung những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ từ năm 1864, đồng thời hiện nay cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, với hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ. Năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia.

Cách thức vận hành của Chứng khoán Mỹ

Hợp đồng tương lai Dow Jones hoạt động theo cách tương tự như hợp đồng tương lai khác. Các nhà đầu tư có một vị thế mua hoặc bán dựa trên kỳ vọng về biến động giá cổ phiếu. 

Một trong những điểm hấp dẫn của hợp đồng tương lai là đòn bẩy. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có thể chọn đòn bẩy gấp x lần mức chênh lệch thực tế. Khả năng nâng cao lợi nhuận vượt trội, đi kèm với nguy cơ rủi ro cao. 

Sự ra đời của chứng khoán phái sinh Mỹ

Thị trường phái sinh của Hoa Kỳ đã có hơn 170 năm lịch sử, năm 1948 được đánh dấu bằng sự ra đời của thị trường hàng hóa tương lai của Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT). Cột mốc quan trọng tiếp theo là Chicago Mercantile Exchange. (CME) ra đời vào năm 1898 và sau đó là một loạt các hợp đồng tương lai và quyền chọn liên tiếp được lưu hành trên khắp nước Mỹ. 

Năm 1948 được đánh dấu bằng sự ra mắt của Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Chicago (CBOT). Dấu mốc quan trọng tiếp theo là Chicago Mercantile Exchange (CME) được thành lập vào năm 1898 và sau đó một số hợp đồng tương lai và quyền chọn được lưu hành tại Hoa Kỳ. 

Thị trường chứng khoán phái sinh của Mỹ có 6 thị trường quyền chọn và 12 thị trường hợp 

đồng tương lai. Các loại tài sản cơ sở trên thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ như:

  •     Thời kỳ đầu: Các quyền chọn hàng hóa thường ở dạng vật chất như sản phẩm nông nghiệp (bơ, trứng, mỳ, gạo, bột,…).
  •     Sau đó: phát triển thêm các loại hàng hóa công nghiệp như năng lượng, nguyên liệu (dầu thô, cao su, điện,…), các loại kim loại quý (sắt, thép, vàng, bạc).
  •     Hiện nay: thị trường phái sinh của Mỹ còn giao dịch các tài sản cơ sở chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ, và các hợp đồng phái sinh khác.

Các loại hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán phái sinh Mỹ

Hiện tại có hai loại hợp đồng tương lai Dow Jones chính trên thị trường được giao dịch trên Sở giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CBOT ) và Chicago Mercantile Exchange  ( CME). 

  • Hợp đồng E-mini (mini-Dow): lãi/lỗ tương ứng 5 USD trên 1 điểm biến động chỉ số Dow Jones trung bình.
  • Hợp đồng Micro e-mini: Quy mô bằng 1/10 so với hợp đồng E-mini, tương ứng 50 cents trên một điểm biến động chỉ số DJIA.

Thời gian giao dịch của chứng khoán phái sinh Mỹ 

Không giống như thị trường chứng khoán truyền thống, hợp đồng tương lai có thể được giao dịch 24 giờ một ngày, sáu ngày một tuần (chỉ nghỉ giao dịch ngày thứ 7). 

Giờ giao dịch của Dow bao gồm: 8:30 sáng – 3:00 chiều; giao dịch tạm dừng từ 3:15 chiều – 3:30 chiều; CME Globex Trading tiếp tục hoạt động từ 3:30 chiều đến 4:15 chiều; Giao dịch tiếp tục trên CME Globex 5:00 chiều – 8:30 sáng

Kênh tương tự chứng khoán phái sinh

Ngoài giao dịch chứng khoán phái sinh, trên sàn giao dịch Chicago đã có giao dịch hàng hóa phái sinh. Hiện tại, ở Việt Nam, kênh đầu tư hàng hóa phái sinh đã được quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chính thức hoạt động vào vào tháng 7/2018 theo nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép liên thông với quốc tế và nhà đầu tư cá nhân được tham gia thị trường. 

Hàng hóa phái sinh (Commodity Derivative) là công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở là hàng hóa, nguyên liệu thô như: nông sản, năng lượng, kim loại, …. Hình thức giao dịch hàng hoá dựa theo các chỉ số về giá thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sở giao dịch hàng hóa liên thông

Công cụ tài chính phái sinh dạng hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Xem thêm:

Contact Me on Zalo